đối với tất cả các van thông biển khi tàu lên đà sửa chữa phải lưu ý những điểm sau :
1. phải tháo tất cả các van thông biển đưa lên nhà máy vệ sinh và rà lại mặt tiếp xúc
2. để ý và kiểm tra các đoạn ống bù gắn liền với vỏ tàu nhất là phần phía dưới của ống ( hay bị thủng do đọng nước ) .
3. thử áp lực van theo thiết kế ( tiêu chuẩn quy định cho từng loại van )
4. khi thay mới các van thông biển phải chú ý tới vật liệu van , vật liệu van chỉ có thể là đồng thoặc thép đúc và tất cả các van phải có giấy chứng nhận
5. thử áp lực với đoạn ống bù gắn với vỏ tàu là 5kg/cm2 và đoạn ống này phải có mã gia cường
6 , đối với seachest thử 0.2 kg/cm2 có thể giảm xuống 0,15 kg/cm2 . Từ định kỳ lần 3 trở đi phải đo chiều dày hộp van thông biển .
Cái này còn chưa thấy nói về:
1) Vệ sinh hộp van thông biển như cạo hà, rong rêu...sau đó sơn;
2) Kiểm tra và thay thỏi kẽm chống ăn mòn điện hóa. Thông thường van thông biển nào cũng có lắp kẽm chống ăn mòn. Phương pháp chống ăn mòn có thể là thụ động (chỉ cần lắp kẽm là đủ) hoặc là phương pháp chủ động bằng cách cấp một dòng DC vừa đủ để an mòn không thể xảy ra đối với các chi tiết và bọ phận của hộp van thông biển.
Hình dưới là seachest với anode thụ động:
[attachment=3:3lpaxm46]<!-- ia3 -->Before Repair_Seachest.jpg<!-- ia3 -->[/attachment:3lpaxm46]
Và seachest box với anode chủ động:
[attachment=2:3lpaxm46]<!-- ia2 -->cathelco08.gif<!-- ia2 -->[/attachment:3lpaxm46]
Miệng lấy nước của seachest box thường xuyên bị rong rêu, hà và các sinh vật biển khác sống bám chặt như hình dưới đây.
[attachment=1:3lpaxm46]<!-- ia1 -->marine_growth2_fouling.jpg<!-- ia1 -->[/attachment:3lpaxm46]
Khi vệ sinh xong, seachest box được sơn chống gỉ và trông như thế này:
[attachment=0:3lpaxm46]<!-- ia0 -->After Repair_Seachest.jpg<!-- ia0 -->[/attachment:3lpaxm46]